Áp lực tài chính vì xây nhà khi còn trẻ: Bao nhiêu tiền thì đủ?

Áp lực tài chính vì xây nhà khi còn trẻ: Bao nhiêu tiền thì đủ?


Nguyễn Quỳnh Trang,


Theo Phụ nữ Việt Nam


19:51 02/11/2022

Hãy chuẩn bị kế hoạch tài chính thật kỹ nếu không muốn gặp áp lực chuyện tiền nong khi xây nhà.


“Đối với những người có tiền, xây nhà hay mua 1 căn Váy cưới phong cách châu âu chung cư hơn trăm mét vuông là chuyện đơn giản. Nhưng đối với người làm công ăn lương như mình mà nói, xây nhà năm 24 tuổi lại là quyết định ảnh hưởng đến tài chính ít nhất là 5 năm tới. Nếu không có vốn tích lũy từ trước, việc dành ra mấy năm để gồng gánh tiền xây nhà hẳn là chuyện đương nhiên”-

Nguyễn Đức Thắng (SN 1996, Quản lý dự án) cho biết.

Thắng chia sẻ rằng, ở năm 24 tuổi, anh chàng đã có những “trải nghiệm” trong chuyện xây nhà khá thú vị.

Áp lực tài chính đè nặng vì xây nhà khi còn quá trẻ

Xuất phát điểm của mình cũng không phải con nhà giàu, hay có sẵn vốn trong tay để có thể gom nguyên khoản tiền xây nhà. Đó là khoảng thời gian khá khó khăn với gia đình mình, căn nhà cũ đã xuống cấp, và ba mẹ mình cũng cần có 1 không gian tốt hơn để ở. Mình vốn dĩ thích sự an toàn, nên suy nghĩ rằng xây 1 căn nhà làm tài sản đầu tư dài hạn cũng đáng. Vậy nên, ở tuổi 24, mình đã dành hết số tiền tích lũy trước đó để xây nhà.

Mình chỉ là dân văn phòng ăn lương bình thường, có thêm chút tư duy về đầu tư và mức lương cao hơn trung bình 1 chút. Nhiêu đó cũng chỉ đủ để làm nền móng cho tài chính xây nhà. Ở tuổi còn khá trẻ, mình tự nhận bản thân liều lĩnh khi ôm nợ xây nhà. Để hoàn thiện căn nhà ở quê (đã có sẵn đất), mình tốn gần 1,5 tỷ đồng. Mình tích góp được khoảng 700 triệu đồng, số còn lại mình chọn vay thêm bạn bè và trả góp. Dù cầm khoảng 50% tiền xây nhà, vẫn khiến mình vật vã vì những chi phí phát sinh. Tuy vậy, khi căn nhà hoàn thiện xong, ba mẹ có chỗ tử tế để ở cũng giúp mình có động lực gồng gánh được khoản nợ sau này.

Áp lực tài chính vì xây nhà khi còn trẻ: Bao nhiêu tiền thì đủ? - Ảnh 1.

Căn nhà trị giá 1,5 tỷ đồng, được xây theo kết cấu mái ngói truyền thống, giếng trời ngập nắng, nội thất bàn tròn gia đình và các chi tiết được chọn lọc theo vùng miền

Thực sự lúc đó, bản thân còn quá trẻ nên mình gặp nhiều áp lực. Một số dự án đang ở giai đoạn khởi chạy, hầu hết là các sản phẩm công nghệ hóa, đều được gác lại để dồn tiền xây nhà. Nghĩ lại khi đó cũng thấy mình liều, nhưng căn nhà đã quá xuống cấp khiến mình không thể chần chừ. Vậy nên, từ kinh nghiệm của mình, nếu bạn không thuộc các trường hợp như: Nhà quá xuống cấp và cần xây mới, gia đình có sẵn đất để xây nhà, hay đã quá tuổi 30 mà chưa có căn nhà nào thì hãy quyết định xây nhà. Còn nếu không, hãy cứ để tiền đó mà làm ăn, kiếm lại nhiều lần rồi xây cũng chưa muộn.

Giảm áp lực tài chính khi xây nhà bằng cách nào?

Đầu tiên là “tiền đâu”? Chính xác đây là câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong đầu mình khi đó. Nếu như chưa chuẩn bị được 50% tiền xây nhà, thì theo mình tốt nhất là kiếm đủ số tiền đó rồi hãy xây. Ước tính được 1 con số cụ thể là cực kỳ quan trọng. Ví dụ như nhà mình, diện tích đất hơn 100m2, nhà có 3 phòng ngủ lớn, 1 phòng khách và bếp thông, thì khoảng 1,5 tỷ để hoàn thiện. Nhưng nhà ở quê thì có vô vàn giá, tùy thuộc kiểu nhà bạn muốn xây. Chỉ khi ước tính được con số cụ thể, bạn mới có thể vẽ ra các giai đoạn làm nhà để chuẩn bị tiền. Tránh tình trạng không ước lượng trước, đến khi bắt đầu xây dựng lại thêm các con số phát sinh, khiến mình xoay xở không kịp.

Nếu không tích đủ 50% tiền xây nhà, trong tình huống cấp bách, bạn có thể “cầu cứu” người thân. Hãy họp gia đình, và đề nghị mọi người giúp đỡ trước khi vay ngân hàng. Vì thường người thân, vay tiền sẽ không mất lãi, giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền kha khá trong vài năm tới. Số còn lại thì vay ngân hàng, chính sổ đỏ của mảnh đất xây nhà sẽ giúp bạn suôn sẻ trong chuyện vay vốn, với lãi suất quanh quẩn 10%/năm.

Áp lực tài chính vì xây nhà khi còn trẻ: Bao nhiêu tiền thì đủ? - Ảnh 2.

Áp lực tài chính vì xây nhà khi còn trẻ: Bao nhiêu tiền thì đủ? - Ảnh 3.

Tiếp theo, là bài toán trả nợ. Hãy tính toán thật kỹ số tiền bạn phải trả cả gốc và lãi hàng tháng. Để đảm bảo mức sống ổn định, hãy chắc chắn rằng số tiền nợ cần trả hàng tháng dưới 50% tổng thu nhập, ai tốt hơn nữa thì dưới 30%. Và rút ngắn thời gian trả nợ càng sớm càng tốt. Vì mình từng trải qua rồi, nếu vẫn còn nợ, thì bạn chẳng thể tập trung 100% nguồn lực vào sự nghiệp, hay chi trả cho các khoản sinh hoạt, giao lưu,… hàng tháng một cách thoải mái.

Sau khi lên được bài toán chi tiết về tiền xây nhà, trả nợ trong vòng 3-5 năm tới. Thứ kế tiếp bạn cần giải quyết là giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất. Vì đất ở quê thường không rõ ràng về chủ sở hữu, có khi từ đời ông bà, cha chú rồi cũng nên. Để tránh tình trạng xây nhà xong mà lại vướng vào pháp lý, hãy kiểm tra và hoàn thiện giấy tờ cần thiết liên quan đến căn nhà. Đây cũng là khoản chi phí bạn nên dự tính trong tiền xây nhà.

Và cuối cùng, là tìm đội thợ thi công và tư vấn thiết kế chuyên nghiệp nhất có thể. Vì ở quê, nên mình chi trả cho khoản thiết kế này chỉ hơn 10 triệu đồng. Nhưng nếu Váy cưới trễ vai không có bản thiết kế cụ thể, đội thi công sẽ không bám sát được công trình, cũng như giám sát cũng chẳng biết đâu mà chỉ đạo. Đây cũng từng là bài toán khiến mình đau đầu, vì tìm đội thi công tốt ở quê rất khó. Mình phải chi trả thêm tiền cho môi giới, mới tìm được chỗ uy tín để thuê. Đây cũng là phần bạn nên quan tâm nếu muốn hoàn thiện căn nhà mà không xảy ra tình trạng “đập đi xây lại”, gây tốn kém thêm về chi phí phát sinh.


https://phunuvietnam.vn/ap-luc-tai-chinh-vi-xay-nha-khi-con-tre-bao-nhieu-tien-thi-du-20221102175644508.htm


Tích lũy 15 năm để xây nhà, tính toán chi tiêu từng bữa cơm

Bình luận

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!